Dị ứng là tình trạng phản ứng của cơ thể đối với tác nhân xâm nhập, khi cơ thể nhận thấy tác nhân xâm nhập, gọi là kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt. Hệ thống miễn dịch thông thường sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn hay độc chất. Nhưng khi nó phản ứng quá mức đối với tác nhân không độc hại hoặc ít độc hại, khi đó ta có tình trạng dị ứng.
Bất kỳ tác nhân nào cũng có thể gây dị ứng. Bụi, phấn hoa, cây, thuốc, thức ăn, côn trùng cắn đốt.Ở phụ nữ tuổi trung niên, thông thường bạn tìm đến những sản phẩm làm đẹp, tránh lão hóa do sụt giảm estrogen trong thời kỳ này, bạn có thể gặp dị ứng do các tác nhân của mỹ phẩm như sơn móng tay, kẻ mắt, son môi. Ngoài ra có thể do nước hoa, chất khử mùi hay xà phòng.

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra tại một vùng khu trú dưới dạng sẩn đỏ trên da hay nhiều hệ thống. Hầu hết là dị ứng nhẹ, một số trường hợp quá mẫn nặng nề.
1. Nguyên nhân:
Khi cơ thể bị phơi nhiễm đối với kháng nguyên. Một phức hợp phản ứng được thiết lập. Công việc của hệ miễn dịch là phát hiện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong phản ứng dị ứng, kháng thể là Ig E, kháng thể này sẽ sản xuất và phóng thích các hóa chất trung gian như histamine, serotonin, các hóa chất trung gian này sẽ tác động lên mô tại chỗ hay đa cơ quan kèm theo sự hoạt động của bạch cầu phòng vệ, trong trường hợp hóa chất trung gian được sản xuất đột ngột và nhiều, phản ứng dị ứng sẽ nhanh và trầm trọng.
2. Biểu Hiện
Biểu hiện và cảm giác của dị ứng phụ thuộc vào vùng cơ thể bị dị ứng và mức độ trầm trọng của phản ứng dị ứng. Một số dị ứng có thể tự giới hạn, trong khi một số khác gây ảnh hưởng nhiều cơ quan.
Quá mẫn nặng là tình trạng dị ứng nhanh, đột ngột, phải gọi cấp cứu ngay lập tức, một trong những dấu hiệu quan trọng của quá mẫn là sock, sock mang ý nghĩa đặc biệt đối với thầy thuốc, nhiều cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu vì huyết áp tụt thấp. Sock có thể nhanh chóng dẫn đến cái chết.
Phản ứng dị ứng bao gồm một trong nhiều dấu hiệu sau đây:
- Da: sưng tấy, ửng đỏ, ngứa, phù nề, rỉ dịch, phát ban, sẩn..
- Phổi: thở khò khè, cảm giác đè ép, ho, thở ngắn.
- Đầu: sưng phù mặt, cổ,môi, lưỡi, họng, đau đầu.
- Mũi: phù nề, chảy dịch, hắt hơi.
- Mắt: đỏ, ngứa, sưng, chảy dịch và sưng nề vùng quanh mắt.
- Dạ dày: Ói mửa, tiêu chảy, tiêu phân máu.
- Khác: mệt mỏi, đau họng.
3. Khi nào đến Bác sỹ:
Vì dị ứng có thể sẽ tiến triển và xấu đi trong ít phút vì biến chứng, nên sự chăm sóc y tế đều được khuyến cáo trong tất cả trường hợp trừ tổn thương khu trú và tự giới hạn
Nếu triệu chứng xấu đi trong vài ngày hoặc tình trạng không cải thiện sau điều trị, hãy đến ngay Bác sỹ.
Cung cấp cho Bác sỹ thông tin về dị ứng sau dùng thuốc hoặc những điều trị khác, vì phản ứng dị ứng có thể rất nguy hiểm, nên đến Bs ngay khi bạn có những dấu hiệu sau:
- Đột ngột, nặng nề và triệu chứng xấu đi nhanh chóng.
- Phơi nhiễm với kháng nguyên mà trước đây đã gây dị ứng nặng nề cho bạn.
- Phù nề môi, lưỡi, họng.
- Thở nặng nề, khó thở, khò khè, khàn giọng.
- Ói mửa, tiêu chảy, xuất mồ hôi.
- Sẩn đỏ to rộng, hay phát ban trầm trọng.
- Mất ý thức, vật vã.
4. Điều trị dị ưng:
– Trước hết cần tránh tác nhân gây dị ứng
– Sau khi loại bỏ tác nhân gây dị ứng thì thuốc kháng histamine là thuốc đầu tay như Loratadin, Fexofenadin, certirizin.
– Corticoid xịt mũi thường được chỉ định rộng rãi trong trường hợp dị ứng vùng mũi và không đáp ứng với thuốc kháng histamine, đường dùng này thường an toàn và ít tác dụng phụ hơn corticoid đường uống hay tiêm. Dùng xịt mũi này hàng ngày cho đến khi có hiệu quả, ví dụ như Fluticasone,mometasone hay triamcinolone.
Trong những trường hợp nặng nề, những thuốc sau đây được dùng ngay lập tức để giảm nhanh triệu chứng:
- Epinephrine: Thuốc gây giãn phế quản và co mạch gây tăng huyết áp. Trường hợp kém trầm trọng hơn, khí dung epinephrine được dùng như trong hen suyển.
- AntiHistamin: Diphehydramin(Benadryl), Promethazine (Pipolphen), các thuốc này có thể dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để giảm triệu chứng do Histamin gây ra. Thường thì thuốc kháng Histamin đường uống cũng đủ để làm giảm triệu chứng dị ứng.
- Corticosteroides: Thuốc được dùng dạng tiêm tĩnh mạch ban đầu để làm giảm triệu chứng do các hóa chất trung gian gây ra. Corticoides đường uống có thể được dùng nhiều ngày sau khi triệu chứng ban đầu giảm, corticoides dạng kem bôi da thường được dùng tại chổ để giảm triệu chứng
- Thuốc khác: Ở một số người, Sodium cromolyn có thể làm giảm viêm mũi dị ứng, hay viêm mũi xảy khi có phản ứng dị ứng. Decongestant có thể làm khô mũi xoang khi dùng đường uống hay xịt mũi, nhưng lưu ý tác dụng phụ gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh hay bồn chồn.
5. Dự phòng dị ứng:
– Hầu hết mọi người phải học cách nhận ra tác nhân gây dị ứng cho họ, họ cũng phải tìm cách tránh tác nhân đó
– Test xác nhận tác nhân gây dị ứng cho bạn:
- Test da được dùng rộng rãi và tỏ ra hữu dụng. Có nhiều cách thức khác nhau, nhưng chung qui lại là đều là để da phơi nhiễm với một số lượng nhỏ tác nhân và quan sát phản ứng dị ứng theo thời gian.
- Test kiểm tra máu để xem phản ứng của Ig E với tác nhân đặc hiệu.
- Người bị dị ứng trầm trọng hay tiền sử quá mẫn có thể được cho một toa thuốc tiêm tự động, đôi khi còn được gọi là Bee-sting kit. Chứa một liều được ước lượng trước Epinephrine( tên khác là Epi-pen). Bạn có thể đem theo bên mình và tiêm cấp cứu nếu phơi nhiễm với tác nhân gây dị ứng trầm trọng.