Nỗ lực vì Sức khỏe và Niềm tin của cộng đồng

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Ánh

Hen phế quản – Hiểu rõ và kiểm soát để sống khỏe mạnh

Mục Lục Bài Viết

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (hay còn gọi là suyễn) là một tình trạng viêm mãn tính đường thở, khiến phế quản trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Khi gặp các tác nhân như bụi, phấn hoa, hay thậm chí thay đổi thời tiết, đường thở có thể co thắt, gây khó thở, khò khè và ho, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Hen phế quản - Hiểu rõ và kiểm soát để sống khỏe mạnh
Hen phế quản – Hiểu rõ và kiểm soát để sống khỏe mạnh

Nguyên nhân gây hen phế quản

  • Dị ứng: Thường khởi phát từ khi còn nhỏ, kèm theo các bệnh như chàm da, viêm mũi dị ứng.
  • Nhiễm trùng: Xuất hiện muộn hơn, thường sau 30 tuổi, không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Các yếu tố làm trầm trọng thêm 

  • Phế quản của người hen phế quản rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích ( thuốc lá, bụi, thú nuôi, nấm mốc, khói) hay tình trạng viêm đường thở tác động lên cơ trơn phế quản và kích thích giải phóng các chất gây co thắt phế quản. Các chất này gây co thắt, tăng tiết dịch trong lòng phế quản, phù nề phế quản, thậm chí phá hủy cấu trúc mô phế quản.
  • Thuốc lá là nhân tố tăng tính nhạy cảm của phế quản làm cho đường dẫn khí thở bị hẹp hơn do co thắt cơ và tăng tiết dịch dẫn đến cơn hen cấp và có thể làm tổn thương vĩnh viễn bao gồm cả hút thuốc lá thụ động ( hít phải khói thuốc do người khác hút). Do đó điều cần thiết là phải tránh hút thuốc lá và tránh cả hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá.

Triệu chứng hen phế quản

Người bị bệnh thường có những triệu chứng

  • Khò khè, tiếng rít
  • Ho kéo dài, đặc biệt về đêm và sáng sớm
  • Nặng ngực, khó thở khi thở ra
  • Cơn hen thường xảy ra đột ngột, kèm theo hắt hơi, sổ mũi, tức ngực.

Các loại cơn hen phế quản

  • Cơn kịch phát: Xuất hiện đột ngột, kéo dài vài phút đến vài giờ.
  • Cơn liên tục: Khó thở kéo dài từ 4-5 giờ đến vài ngày.
  • Cơn ác tính: Khó thở kéo dài trên 24 giờ, không đáp ứng với thuốc thông thường, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm đàm, và đo chức năng hô hấp.

– Điều trị:

  • Thuốc dự phòng: Sử dụng hàng ngày để kiểm soát viêm và ngăn ngừa cơn hen.
  • Thuốc cắt cơn: Sử dụng khi có cơn hen để giảm nhanh triệu chứng.
  • Tránh các tác nhân kích thích: Bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với bụi, lông thú nuôi…
  • Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường chức năng phổi và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Điều trị hen phế quản cho phụ nữ có thai

  • Sử dụng thuốc khí dung theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp.
  • Khám thai đầy đủ, có chế độ làm việc và dinh dưỡng hợp lý.
  • Theo dõi thường xuyên tại cơ sở y tế, đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi.

Kết luận

Hen phế quản là một bệnh mãn tính, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh các tác nhân kích thích và có lối sống lành mạnh để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

BS CKII Trần Đình Trung

Đặt lịch khám bệnh

Thông tin bệnh nhân

Chọn chuyên khoa

Ngày và giờ đến khám