Khoa Ung Bướu

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ Bệnh ung thư nếu muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất đồng nghĩa với việc bệnh phải được phát hiện sớm – có nghĩa là khi nó vẫn còn nhỏ - nhưvậy sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tùy vào vị trí, kích thước, cũng như mức độ lan rộng (ung thư di căn) của nó đến các cơ quan khác của cơ thể như thế nào. Nhưng cũng có đôi khi ung thư âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó đã phát triển lớn. Nhưung thư tụy thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi phát triển lớn, xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc dây thần kinh gây đau bụng, đau lưng và khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn trễ. Ung thư cũng có thể gây ra những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân đó là do các tế bào ung thư sử dụng phần lớn nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể. Các tế bào ung thư có thể phóng thích chất giống hormone gây tăng canxi máu ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy yếu, chóng mặt. Ngoài ra các tế bào ung thư cũng có thể tiết ra những chất tạo ra cục máu đông gây nghẽn tắc mạch.
TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam và nữ. Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi đối với nam giới đang giảm, nhưng tỷ lệ ở phụ nữ vẫn tiếp tục tăng. Đáng lo ngại hơn nữa là sự gia tăng về tỷ lệ mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ(NSCLC) ở những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tối thiểu (ví dụ: <15 gói/ năm).
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP - Bướu lành: khi tế bào phát triển quá mức bình thường nhưng vẫn còn trong giới hạn, kiểm soát được. - Bướu ác (ung thư): khi tế bào phát triển quá mức bình thường, không còn kiểm soát được, nó sẽ phát triển xâm lấn tại chỗ, tại vùng và có thể đi xa nơi xuất phát (di căn).
SƠ LƯỢC VỀ KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC ÁNH Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh với đội ngũ Y Bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo người bệnh được khám, tư vấn, theo dõi và chăm sóc sức khỏe được tốt nhất. Đặc biệt: Trong quý I năm 2022, Khoa Ung Bướu – BVĐK Quốc Ánh tiếp nhận khám và điều trị cho mọi đối tượng thu phí và Bảo hiểm y tế. Khoa Ung Bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh Liên hệ tư vấn qua điện thoại:(028) 5407 3878 – (028) 5407 3879 – 0937545400 Gmail:benhvienquocanh@gmail.com Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh hân hạnh đón tiếp Quý khách hàng/người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh– “Nổ lực vì sức khỏe và niềm tin cộng đồng”.
Tác nhân gây bệnh, biểu hiện và cách phòng chống bệnh cúm mùa Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh có dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em từ thứ 2 đến chủ nhật. Nếu anh chị nào có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0934.440.507 (cô Lam) để được tư vấn và tiêm chủng. Hân hạnh được phục vụ quý khách. Địa chỉ: 104-110 Đường 54, KDC Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Email: benhvienquocanh@gmail.com Số điện thoại: 028.54073878 – 515
Học Bí Quyết Để Có Sức Khỏe Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây. Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian chưa bằng thời gian coi vài quảng cáo truyền hình. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.
6 điều người cao tuổi nên tránh Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
6 hiểm họa đe dọa sức khỏe từ nhà bếp Gần đây, các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện ra rằng, loại khuẩn trùng Campylobacter không chỉ sống trên bề mặt của các loại thịt đỏ mà còn nằm sâu trong gan động vật. Campylobacter bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, song nếu gan chưa được nấu chín kỹ thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh.
Sanh không đau Người ta thường ví “đau như đau đẻ”, vì thế sanh không đau là niềm mơ ước của tất cả các sản phụ ở khắp nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Để thực hiện niềm mơ ước của các sản phụ, Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Ánh đã có 1 đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và triển khai phương pháp kỹ thuật mới như kỹ thuật giúp sanh không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng (NMC). Phương pháp này giúp sản phụ giảm đau trong quá trình chuyển dạ.
Bệnh loãng xương Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương. Chính vì xảy ra từ từ nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh thông thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Phòng và ngăn ngừa chứng đau lưng Ai trong chúng ta cũng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, bệnh này tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới chất lượng cuộc sống. Những người có nguy cơ cao bị đau lưng là những người làm việc văn phòng, di chuyển bằng xe hơi, máy bay, những người phải làm công việc nặng nhọc như bê vác...
Thực đơn cho người già Ở người cao tuổi, hàm răng dễ bị hư hỏng, lung lay nên cơ nhai yếu ảnh hưởng đến việc cắn, nhai thức ăn. Hơn nữa, khi đã lớn tuổi thì trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu; dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa giảm cả về số lượng và chất lượng...
Ung thư vú Ung thư vú là khi những tế bào ống (duct) hay những tế bào nang (lobule) của vú phát triển bất thường thành tế bào ung thư. Nếu không chữa trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay mạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể di căn đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn và cuối cùng dẫn đến tử vong.
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh gan do vi-rút viêm gan B gây ra. Vi-rút viêm gan B lây lan từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Vi-rút viêm gan B cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh. Các đường lây truyền thông thường khác bao gồm:
Bệnh đái tháo đường Typ 2 Bệnh ĐTĐ là bệnh lý xảy ra do hậu quả việc rối loạn sản xuất và cung cấp insulin cho cơ thể (IDF). Bệnh đái tháo đường týp 2là bệnhrối loạn chuyển hóa có đặc điểm rối loạn bất thường đa cơ quan đích bao gồm tế bào bê-ta tụy, cơ vân, mô mỡ và gan (tăng đường huyết, kháng insulin và suy tương đối tiết insulin).
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường týp 2 Mục tiêu của dinh dưỡng liệu pháp là gi? Hổ trợ kiểm soát chuyển hóa trong cơ thể Giảm yếu tố nguy cơ gây biến chứng trên người bệnh ĐTĐT2
Đột Quỵ Đột quỵ là thủ phạm gây tử vong cao và gây ra tàn phế nghiêm trọng, lâu dài. Những người còn sống sót sau đột quỵ thì sẽ bị tàn phế cả về tinh thần và thể xác. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về đột quỵ và cách ngăn ngừa.
Lợi ích của chỉ tơ nha khoa Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗi khi ăn. Nếu đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách, mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nướu. Đây là lý do tại sao ta phải chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày.
10 thói quen xấu  có nguy cơ cướp đi tính mạng Theo kết quả điều tra người trưởng thành của một cơ quan quản lý về sức khỏe, 10 thói quen nhỏ dưới đây gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe chúng ta.
VIÊM GAN SIÊU VI C 1. Nguyên nhân Bệnh do siêu vi viêm gan C (HBV = Hepatitis C virus) gây ra, mới được phát hiện từ năm 1989, trước kia người ta cho là virus non A non B. Loại virus này nhiễm vào tế bào gan, gây viêm gan.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH GAN 1. Dinh dưỡng có vai trò gì trong bệnh gan ? Gan được xem như là một nhà máy chế biến thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi có bất kỳ một bệnh lý nào ở gan thì việc hoạt động của “nhà máy” sẽ đình trệ, nó cần thời gian để nhà máy được sửa chữa phục hồi. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài.
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa ( Geriatrics ) và di truyền học ( Genetics ) và tiên đoán là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng
8 tác dụng 1. Bài tiết chất độc Chủ động ra mồ hôi có thể gia tăng quá trình lưu thông trao đổi chất trong cơ thể, giúp bài tiết các chất độc tích tụ trong cơ thể như: Axit lactic, ure, amoniac.
5 thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý Tắm nước nóng, dùng xà phòng tắm, uống nước ngay sau khi đánh răng, ngủ hơn 8 giờ một ngày, nằm xuống ngay sau khi ăn... là những thói quen không tốt cho sức khỏe.
BỆNH VIÊM KHỚP THOÁI HOÁ Viêm khớp thoái hoá hay còn gọi là thoái hoá khớp là bệnh của những người tuổi từ 40-60. Đây là bệnh của sụn khớp. Sụn khớp là tổ chức trơn láng và có tính đàn hồi, nó bao quanh đầu xương vị trí nằm trong bao khớp
Cấp cứu 24/24

Liên kết website

Số lượt truy cập
Hôm nay
1490
Trong tuần
7098
Trong tháng 33029
  Tất cả
3161565
banner 04 banner

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý 3 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống với người bệnh sốt xuất huyết

1. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng khi bị sốt xuất huyết
  • Giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như buồn nôn, nôn,…
  • Cải thiện tình trạng rối loạn dung nạp thức ăn
  • Ngăn ngừa các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, mất nước,…
  • Cải thiện số lượng tiểu cầu và giải độc cơ thể.
  • Đảm bảo sớm bình phục cho người bệnh.
Bên cạnh đó, có 2 vấn đề chính cần lưu ý trong khi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết là theo dõi sát sao lượng tiểu cầu và bù dịch, bù điện giải cho bệnh nhân kịp thời. Biết được những gì nên ăn và những gì không nên ăn khi bị sốt xuất huyết là rất quan trọng vì có một chế độ ăn uống đầy đủ và đúng cách là cách tốt nhất để cơ thể chống chọi với căn bệnh này.
2. Chế độ ăn cho người bệnh sốt xuất huyết
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh như sau:
  • Chế độ ăn lỏng cho giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết khi người bệnh bị sốt cao.
  • Chế độ ăn nhẹ cho người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và người bệnh dần hồi phục.
  • Chế độ ăn uống bình thường trong thời gian hồi phục.
Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, người bệnh không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì trong giai đoạn này. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và cực kỳ suy nhược, trong tình trạng này, chế độ ăn lỏng, mềm cần được khuyến nghị cho người bệnh, vì nó dễ tiêu hóa, hấp thu hơn so với chế độ ăn đặc.
Nên ăn một lượng nhỏ và nhiều bữa trong ngày. Chế độ ăn lỏng cung cấp nhiều nước giúp bù lại lượng nước mất đi khi sốt cao và hạ nhiệt độ cơ thể. Nên tránh thức ăn rắn cho đến khi hết sốt. Uống nhiều nước là điều cần thiết để thay thế lượng nước mất đi khi sốt cao.
3. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên lựa chọn những loại thực phẩm sau
3.1. Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước dừa
Người bệnh sốt xuất huyết thường có sốt, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên người bệnh cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
Nhấm nháp nước lọc hoặc nước oresol nhiều lần trong ngày giúp bù điện giải quan trọng. Cần lưu ý theo dõi nước tiểu màu trong hay không để bù nước kịp thời.
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp chất điện giải tự nhiên nên dừa rất tốt cho tất cả những ai bị mất nước nghiêm trọng. Nước dừa cũng cung cấp cho cơ thể một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết.
3.2. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây, xoài … có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, cho cơ thể khi hồi phục sau bệnh sốt xuất huyết. Cam có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt để trị chứng khó tiêu. Thực phẩm giàu vitamin C là một lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai đang bị sốt xuất huyết.

Trái cây màu cam chứa nhiều vitamin C, là một chất chống oxy hóa quan trọng.
3.3. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn sữa chua
Sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống viêm.
Sữa chua có lợi cho quá trình tiêu hóa của bạn và bổ sung chế phẩm sinh học giúp hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh từ đó giúp chống lại virus và nhiễm trùng do vi khuẩn.
3.4. Trà thảo mộc giúp giảm mệt mỏi
Một ngụm trà thảo mộc có thể giúp làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết. Trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng giống như cảm cúm như đau họng và sốt. Một loại trà dễ kiếm và phổ biến nhất là trà gừng. Loại trà này rất giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà mật ong chanh, trà bạc hà mật ong,…
3.5. Lá đu đủ cũng tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Lá đu đủ được cho là cực kỳ hiệu quả để tăng cường bạch cầu và số lượng tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết. Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà tốt nhất.
Bạn nên dùng chiết xuất đu đủ ở dạng nước ép hoặc nghiền nát một vài lá đu đủ và nó được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc kích hoạt số lượng tiểu cầu làm giảm trong thời gian bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nó có mùi và vị khó chịu.
3.6. Nên ăn nhiều trái cây
Trong trường hợp bạn không thể ăn thức ăn rắn thông thường, hãy ăn các loại trái cây tươi như chuối, táo, cam quýt và ổi vì chúng giúp bổ sung khoáng chất và vitamin bị mất trong quá trình sốt cao. Trái cây cũng cung cấp năng lượng cần thiết để chống lại sự mệt mỏi do nhiễm trùng này. Có thể dùng dưới dạng nước ép trái cây tươi.
Một trong những loại trái cây dễ kiếm, lựu là một loại trái cây tuyệt vời để kiểm soát các triệu chứng sốt xuất huyết. Không chỉ là loại trái cây tuyệt vời để giải độc gan, lựu còn giúp tăng lượng máu và do đó, giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
3.7. Súp rau củ dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn hoặc khó ăn các thức ăn thông thường. Hãy thử chế biến món súp rau củ bao gồm một vài loại rau củ bổ dưỡng và giàu protein trong chế độ ăn uống của bạn. Có thể thêm miếng đậu hũ, nấm hoặc đậu nành để làm giàu protein. Một bữa ăn này sẽ giàu protein, năng lượng, chất xơ và khoáng chất, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
3.8. Không nên kiêng các loại thức ăn như trứng, thịt gà và cá
Người bệnh sốt xuất huyết phải thực hiện chế độ ăn giàu protein. Một bữa ăn có nhiều protein chất lượng tốt (nạc) sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Vì vậy, những lời khuyên không nên ăn đồ tanh như cá, trứng hay thịt gà là không có cơ sở. Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể chống chọi lại nhiễm trùng.
3.9. Tránh thức ăn nhiều dầu và cay
Người bệnh sốt xuất huyết không chỉ bị sốt, cảm mà còn mệt mỏi vô cùng. Một điều quan trọng khác bạn cần lưu ý khi đối phó với bệnh sốt xuất huyết là virus có thể khiến hệ tiêu hóa của cơ thể bạn yếu đi, do đó điều quan trọng là bạn phải tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ trong thời gian bị nhiễm bệnh.
Nên ăn thức ăn chần hoặc luộc trong thời gian phục hồi vì thức ăn nhiều dầu mỡ làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, nên tránh thức ăn cay vì có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Không nên tiêu thụ các loại đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ nướng...
Nguồn: Viện Dinh dưỡng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh
Số 104-110 đường số 54, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài: (028) 5407 3878 - (028) 5407 3879
Hotline: 0937 545 400
Mail: benhvienquocanh@gmail.com
Website: www.benhvienquocanh.com.vn
Bệnh viện quốc ánh