Nỗ lực vì Sức khỏe và Niềm tin của cộng đồng

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Ánh

Tăng huyết áp: Hiểu đúng để không sợ

Mục Lục Bài Viết

Tăng huyết áp: Hiểu đúng để không sợ

1. Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp (THA) được chẩn đoán khi người bệnh được đo huyết áp ở phòng khám có Huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg.

Tăng huyết áp: hiểu đúng để không sợ
Tăng huyết áp: hiểu đúng để không sợ

2. Tần suất mắc tăng huyết áp

Tần suất THA vẫn không ngừng gia tăng không những trên thế giới mà ngay tại nước ta. Trên toàn cầu hiện có 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1,5 tỷ vào năm 2025. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức …

Tại Việt Nam, theo số liệu năm 2015 của Hội Tim mạch Quốc gia, 47,3% người trưởng thành có tăng huyết áp. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp là 17,9%.

3. Triệu chứng THA

Đa số bệnh nhân không có triệu chứng. Thường bệnh nhân phát hiện tăng huyết áp tình cờ, hoặc khi bệnh đã tiến triển và có biến chứng (đột quỵ, bệnh mạch vành…). Người bệnh có thể có các triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Các triệu chứng trên bệnh nhân THA có thể chia thành 3 nhóm: triệu chứng của THA, triệu chứng của mạch máu và triệu chứng của các bệnh đi kèm.

4. Nguyên nhân THA

Tăng huyết áp nguyên phát (Không có nguyên nhân) chiếm 90-95% các trường hợp, cho nên chỉ tầm soát nguyên nhân khi có triệu chứng cơ năng, thực thể và tiền căn gợi ý.

Theo khuyến cáo của trường môn tim mạch Hoa Kì 2017, bệnh mới phát hiện hoặc không kiểm soát được nếu có một trong các yếu tố sau thì nên làm các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân:

  • Kháng trị, hoặc gây ra do thuốc
  • Khởi đầu đột ngột
  • Đột ngột không kiểm soát được mà trước đó kiểm soát tốt.
  • THA ác tính.
  • Khởi phát trước tuổi 30
  • Khởi phát THA tâm trương ở người ≥ 65 tuổi
  • Tổn thương cơ quan đích không tương xứng với mức THA.
  • Hạ kali máu nặng hoặc không có yếu tố khởi phát.
Ai dễ mắc bệnh tăng huyết áp
Ai dễ mắc bệnh tăng huyết áp

5. Ai dễ mắc tăng huyết áp?

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Thừa cân béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
  • Ăn uống không lành mạnh;
  • Ăn quá nhiều muối;
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng thường xuyên.

6. Phương pháp điều trị

Gồm điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc, bao gồm:

  • Giảm cân, duy trì BMI 20-25 kg/m2, vòng eo < 94cm ở nam và < 80cm ở nữ.
  • Chế độ ăn nhiều cá và hải sản. Nếu uống rượu chỉ nên uống < 180ml/ngày rượu vang đỏ (hoặc 1 lon bia 354ml/ngày) ở nữ và < 360ml/ngày rượu vang đỏ (hoặc 2 lon bia 354ml/ngày) ở nam.
  • Hạn chế ăn mặn (< 5g muối/ngày)
  • Bổ sung thực phẩm giàu kali như: Cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi, rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc;
  • Tăng cường các hoạt động thể lực (đi bộ > 30 phút/ngày);
  • Ngưng hút thuốc lá.

BS Nguyễn Huỳnh Quang Tín
Phó khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh

Đặt lịch khám bệnh

Thông tin bệnh nhân

Chọn chuyên khoa

Ngày và giờ đến khám