Phẫu thuật thay khớp gối: Giải pháp tối ưu cho đau đớn và hạn chế vận động

1. Phẫu thuật thay khớp gối là gì?
Khớp gối, bao gồm khớp đùi-chày và khớp chè-đùi, đóng vai trò quan trọng trong việc vận động. Khi mặn sụn khớp bị tổn thương do viêm, thoái hóa hoặc chấn thương, gây đau đớn và hạn chế vận động, phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp hiệu quả. Thủ thuật này bao gồm việc cắt bỏ phần khớp bị bệnh và thay thế bằng khớp nhân tạo, giúp phục hồi chức năng vận động và giảm đau

2. Các bệnh lý thường phải thay khớp gối
- Thoái hóa khớp ở người lớn tuổi
- Viêm khớp dạng thấp
- Chấn thương vùng gối gây biến dạng hoặc lỏng khớp
3. Kết quả mong đợi sau phẫu thuật thay khớp gối
- Giảm đau đáng kể
- Sửa chữa trục khớp gối, giúp chân thẳng trở lại
- Phục hồi khả năng đi lại và vận động
- Tuổi thọ khớp nhân tạo có thể kéo dài hơn 15 năm với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
- Cần tránh các môn thể thao va chạm mạnh để bảo vệ khớp nhân tạo

4. Các biến chứng có thể gặp khi thay khớp gối
Mặc dù hiếm gặp, nhưng bạn nên lưu ý một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng
- Thuyên tắc phổi do tĩnh mạch: là các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch cẳng chân bị tách rời ra và chảy vào dòng máu gây tắc động mạch phổi. Biến chứng này rất hiếm nhưng dễ dẫn đến tử vong. Để phòng ngừa biến chứng này cần phải sử dụng thuốc chống đông máu sau phẫu thuật
- Lỏng khớp nhân tạo: với thời gian, bộ phận nhựa Polyethylen có thể mòn là nguyên nhân gây lỏng khớp. Ngoài ra các trường hợp bệnh nhân không tuân thủ sự dặn dò của bác sĩ như chơi các môn thể thao có va chạm mạnh cũng gây lỏng khớp nhân tạo.

5. Các ngày sau phẫu thuật diễn biến như thế nào?
- Thời gian nằm viện khoảng 7 ngày
- Dùng thuốc giảm đau dạng tiêm trong các ngày đầu sau mổ, sau đó có thể chuyển qua uống
- Tập vận động tại bệnh viện và tại nhà sau khi đã xuất viện. Khi ấy cũng nên cần người tập vật lí trị liệu
- Dùng thuốc kháng đông máu theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
TS BS Nguyễn Vĩnh Thống