Chụp cộng hưởng từ (MRI): Khám phá từng ngóc ngách trong cơ thể
Chụp cộng hưởng từ (MRI), sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về các mô mềm và cơ quan bên trong cơ thể, đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý khác nhau.
Không giống như X-quang, MRI không sử dụng bức xạ ion hóa, mang lại sự an toàn cho bệnh nhân. Với khả năng phân giải hình ảnh vượt trội, MRI cho phép chúng ta “nhìn thấy” những chi tiết nhỏ nhất của não bộ, tủy sống, khớp, cơ, và các cơ quan nội tạng khác, giúp phát hiện sớm các tổn thương, khối u, viêm nhiễm và nhiều bệnh lý khác.

1. Khi nào thì cần hình ảnh cộng hưởng từ?
Khi một người bị bệnh bên trong cơ thể mà không thể phát hiện bằng các phương tiện thông thường, khi ấy cần đến cộng hưởng từ.
2. Hiện tượng gì xảy ra khi chụp cộng hưởng từ
Khi chụp MRI, bệnh nhân nằm trên bàn có thể di động được và đưa bệnh nhân vào trung tâm của máy. Khi vào trung tâm máy, bệnh nhân được quét bởi một trong các cuộn từ trường nó phát ra những bức xạ với tần số cao (radio frequency pulse), tập trung vào vùng cơ thể cần quan sát. Như thế nó tạo ra từ trường phát ra bên dưới trung tâm ống.
Bình thường, có hàng tỷ nguyên tử Hydrogen của cơ thể, nó xoay quanh trục tự nhiên của nó. Khi xuất hiện dòng từ trường (từ máy MRI), các nguyên tử sắp hàng như dưới tác dụng cùa la bàn và xoay quanh trục mới của nó.
Khi lực từ trường bị ngắt đi thì các nguyên tử trở về sắp xếp theo trật tự tự nhiên của nó. Khi các nguyên tử ổn định lại, nó sẽ phóng thích năng lượng tác động như đài phát bức xạ kích thước nhỏ (small radio transmitter). Các tổ chức khác nhau sẽ phóng thích năng lượng mức độ khác nhau và khi ấy máy vi tính sẽ nhận ra các xung điện riêng của chúng.
Sự khác nhau về năng lượng được xác định bởi thời gian các nguyên tử sắp hàng trở lại. Các tổ chức đậm đặc (như xương) mất thời gian sắp hàng lại lâu hơn các tổ chức phần mềm.
3. Hình ảnh MRI diễn tả gì?
Như vậy khi máy vi tính tiếp nhận năng lượng mức độ khác nhau thì nó tạo ra được hình ảnh, ở đó vùng đậm đặc có màu trắng, vùng ít đậm đặc sẽ có màu đen. Với qui trình này, máy MRI có thể vẽ hình ảnh của cơ quan, gân, dây chằng, …Như thế chủ yếu nhờ vào số lượng nguyên tử Hydrogen của chính cơ thể mà công nghệ MRI có thể thực hiện được.
TS BS Nguyễn Vĩnh Thống