Khoa Ung Bướu

















.jpg&w=95&h=80)






Liên kết website
Số lượt truy cập

Hôm nay
697

Trong tuần
3276

Trong tháng 6746

Tất cả
3028525

CHĂM SÓC VẾT MAY TẦNG SINH MÔN SAU SINH
Bs. Vũ Thị Thùy Trang
Rạch tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh con đầu bằng phương pháp sinh thường, đây là phương pháp cắt vùng da phía âm đạo xuống dưới hậu môn (vùng đáy chậu) để tạo khoảng rộng cho em bé có thể chui ra dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và hạn chế được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ đồng thời tránh được những rắc rối về sau cho mẹ.

Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách: gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 - 5cm (từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ) khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. Sau khi sanh em bé, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu (không cần phải cắt chỉ sau này).
Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng. Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.
Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.
5 LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ CHĂM SÓC VẾT MAY TẦNG SINH MÔN
- Paracetamol an toàn cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ.
Liều tối đa: 2000mg (4 viên)/ngày. (500mg/v)
2 lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ.
- Chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh có thể giúp giảm phù nề và giảm đau. Không quá 15 phút/lần.
- Xông hơi vùng kín: Dùng nhiệt hơi nước cùng các loại thảo dược giúp sát khuẩn vùng tầng sinh môn, giảm đau, thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.
Đồ lót phải phơi ngoài nắng
Dùng khăn sạch, giấy sạch thấmkhô TSM sau khi rửa
Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
- Tập vận động nhẹ mỗi ngày.
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.
Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.
Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.
Sử dụng tampon, cốc nguyệt san,… trong thời kỳ hậu sản.
Nhận biết dấu hiệu của nhiễm trùng vết may tầng sinh môn:

Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh
Số 104-110 đường số 54, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài: (028) 5407 3878 - (028) 5407 3879
Hotline: 0937 545 400
Mail: benhvienquocanh@gmail.com
Website: www.benhvienquocanh.com.vn
Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng. Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.
Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.
5 LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ CHĂM SÓC VẾT MAY TẦNG SINH MÔN
1. Giảm đau
- Paracetamol an toàn cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ.Liều tối đa: 2000mg (4 viên)/ngày. (500mg/v)
2 lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ.
- Chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh có thể giúp giảm phù nề và giảm đau. Không quá 15 phút/lần.
- Xông hơi vùng kín: Dùng nhiệt hơi nước cùng các loại thảo dược giúp sát khuẩn vùng tầng sinh môn, giảm đau, thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.
![]() |
![]() |
![]() |
2. Mặc đồ thoáng, phơi đồ lót nơi có ánh nắng mặt trời.
Không mặc đồ bó, bịt quá kín hay hơ than vùng TSMĐồ lót phải phơi ngoài nắng
3. Vệ sinh TSM sau mỗi lần đi vệ sinh
Rửa TSM bằng nước muối sinh lý, nước sạch, (có thể pha thêm povidin) sau mỗi lần đi tiêu tiểu,lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng).Dùng khăn sạch, giấy sạch thấmkhô TSM sau khi rửa
4. Thay băng vệ sinh mỗi 2-4h.
Chắc chắn rằng BVS phải được thay sau mỗi 4h dù cho nó nhìn có vẻ sạch.5. Uống nhiều nước, vận động sớm.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh tránh táo bón.Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
- Tập vận động nhẹ mỗi ngày.
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.
Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.
Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Một số chú ý
Quan hệ tình dục sau thời kỳ hậu sản.Sử dụng tampon, cốc nguyệt san,… trong thời kỳ hậu sản.
Nhận biết dấu hiệu của nhiễm trùng vết may tầng sinh môn:
- Đau tăng lên.
- Vết may hay vùng xung quanh vết may sưng lên hay bung chỉ sớm.
- Khi khám bằng tay có thể thấy vùng vết may nóng hơn xung quanh, sờ vào đau nhiều hơn.
- Vùng da xung quanh vết may đỏ hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh
Số 104-110 đường số 54, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài: (028) 5407 3878 - (028) 5407 3879
Hotline: 0937 545 400
Mail: benhvienquocanh@gmail.com
Website: www.benhvienquocanh.com.vn
Các bài viết khác
Tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em là vi rút thường gặp(08:26:27 30/11/2023)
Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT(08:24:26 28/11/2023)
Bạn biết gì về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?(15:16:14 25/11/2023)
Phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa(08:19:34 24/11/2023)
Sốt xuất huyết: Quen thuộc mà vẫn hiểu lầm!(13:27:36 22/11/2023)
Gặp phải những dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến bệnh lao(15:35:30 21/11/2023)
4 nguyên tắc trong tuân thủ điều trị bệnh lao(08:23:04 16/11/2023)
Bệnh viện quốc ánh