Khoa Ung Bướu

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ Bệnh ung thư nếu muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất đồng nghĩa với việc bệnh phải được phát hiện sớm – có nghĩa là khi nó vẫn còn nhỏ - nhưvậy sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tùy vào vị trí, kích thước, cũng như mức độ lan rộng (ung thư di căn) của nó đến các cơ quan khác của cơ thể như thế nào. Nhưng cũng có đôi khi ung thư âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó đã phát triển lớn. Nhưung thư tụy thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi phát triển lớn, xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc dây thần kinh gây đau bụng, đau lưng và khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn trễ. Ung thư cũng có thể gây ra những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân đó là do các tế bào ung thư sử dụng phần lớn nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể. Các tế bào ung thư có thể phóng thích chất giống hormone gây tăng canxi máu ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy yếu, chóng mặt. Ngoài ra các tế bào ung thư cũng có thể tiết ra những chất tạo ra cục máu đông gây nghẽn tắc mạch.
TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam và nữ. Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi đối với nam giới đang giảm, nhưng tỷ lệ ở phụ nữ vẫn tiếp tục tăng. Đáng lo ngại hơn nữa là sự gia tăng về tỷ lệ mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ(NSCLC) ở những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tối thiểu (ví dụ: <15 gói/ năm).
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP - Bướu lành: khi tế bào phát triển quá mức bình thường nhưng vẫn còn trong giới hạn, kiểm soát được. - Bướu ác (ung thư): khi tế bào phát triển quá mức bình thường, không còn kiểm soát được, nó sẽ phát triển xâm lấn tại chỗ, tại vùng và có thể đi xa nơi xuất phát (di căn).
SƠ LƯỢC VỀ KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC ÁNH Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh với đội ngũ Y Bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo người bệnh được khám, tư vấn, theo dõi và chăm sóc sức khỏe được tốt nhất. Đặc biệt: Trong quý I năm 2022, Khoa Ung Bướu – BVĐK Quốc Ánh tiếp nhận khám và điều trị cho mọi đối tượng thu phí và Bảo hiểm y tế. Khoa Ung Bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh Liên hệ tư vấn qua điện thoại:(028) 5407 3878 – (028) 5407 3879 – 0937545400 Gmail:benhvienquocanh@gmail.com Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh hân hạnh đón tiếp Quý khách hàng/người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh– “Nổ lực vì sức khỏe và niềm tin cộng đồng”.
Tác nhân gây bệnh, biểu hiện và cách phòng chống bệnh cúm mùa Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh có dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em từ thứ 2 đến chủ nhật. Nếu anh chị nào có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0934.440.507 (cô Lam) để được tư vấn và tiêm chủng. Hân hạnh được phục vụ quý khách. Địa chỉ: 104-110 Đường 54, KDC Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Email: benhvienquocanh@gmail.com Số điện thoại: 028.54073878 – 515
Học Bí Quyết Để Có Sức Khỏe Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây. Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian chưa bằng thời gian coi vài quảng cáo truyền hình. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.
6 điều người cao tuổi nên tránh Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
6 hiểm họa đe dọa sức khỏe từ nhà bếp Gần đây, các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện ra rằng, loại khuẩn trùng Campylobacter không chỉ sống trên bề mặt của các loại thịt đỏ mà còn nằm sâu trong gan động vật. Campylobacter bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, song nếu gan chưa được nấu chín kỹ thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh.
Sanh không đau Người ta thường ví “đau như đau đẻ”, vì thế sanh không đau là niềm mơ ước của tất cả các sản phụ ở khắp nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Để thực hiện niềm mơ ước của các sản phụ, Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Ánh đã có 1 đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và triển khai phương pháp kỹ thuật mới như kỹ thuật giúp sanh không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng (NMC). Phương pháp này giúp sản phụ giảm đau trong quá trình chuyển dạ.
Bệnh loãng xương Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương. Chính vì xảy ra từ từ nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh thông thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Phòng và ngăn ngừa chứng đau lưng Ai trong chúng ta cũng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, bệnh này tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới chất lượng cuộc sống. Những người có nguy cơ cao bị đau lưng là những người làm việc văn phòng, di chuyển bằng xe hơi, máy bay, những người phải làm công việc nặng nhọc như bê vác...
Thực đơn cho người già Ở người cao tuổi, hàm răng dễ bị hư hỏng, lung lay nên cơ nhai yếu ảnh hưởng đến việc cắn, nhai thức ăn. Hơn nữa, khi đã lớn tuổi thì trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu; dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa giảm cả về số lượng và chất lượng...
Ung thư vú Ung thư vú là khi những tế bào ống (duct) hay những tế bào nang (lobule) của vú phát triển bất thường thành tế bào ung thư. Nếu không chữa trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay mạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể di căn đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn và cuối cùng dẫn đến tử vong.
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh gan do vi-rút viêm gan B gây ra. Vi-rút viêm gan B lây lan từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Vi-rút viêm gan B cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh. Các đường lây truyền thông thường khác bao gồm:
Bệnh đái tháo đường Typ 2 Bệnh ĐTĐ là bệnh lý xảy ra do hậu quả việc rối loạn sản xuất và cung cấp insulin cho cơ thể (IDF). Bệnh đái tháo đường týp 2là bệnhrối loạn chuyển hóa có đặc điểm rối loạn bất thường đa cơ quan đích bao gồm tế bào bê-ta tụy, cơ vân, mô mỡ và gan (tăng đường huyết, kháng insulin và suy tương đối tiết insulin).
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường týp 2 Mục tiêu của dinh dưỡng liệu pháp là gi? Hổ trợ kiểm soát chuyển hóa trong cơ thể Giảm yếu tố nguy cơ gây biến chứng trên người bệnh ĐTĐT2
Đột Quỵ Đột quỵ là thủ phạm gây tử vong cao và gây ra tàn phế nghiêm trọng, lâu dài. Những người còn sống sót sau đột quỵ thì sẽ bị tàn phế cả về tinh thần và thể xác. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về đột quỵ và cách ngăn ngừa.
Lợi ích của chỉ tơ nha khoa Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗi khi ăn. Nếu đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách, mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nướu. Đây là lý do tại sao ta phải chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày.
10 thói quen xấu  có nguy cơ cướp đi tính mạng Theo kết quả điều tra người trưởng thành của một cơ quan quản lý về sức khỏe, 10 thói quen nhỏ dưới đây gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe chúng ta.
VIÊM GAN SIÊU VI C 1. Nguyên nhân Bệnh do siêu vi viêm gan C (HBV = Hepatitis C virus) gây ra, mới được phát hiện từ năm 1989, trước kia người ta cho là virus non A non B. Loại virus này nhiễm vào tế bào gan, gây viêm gan.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH GAN 1. Dinh dưỡng có vai trò gì trong bệnh gan ? Gan được xem như là một nhà máy chế biến thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi có bất kỳ một bệnh lý nào ở gan thì việc hoạt động của “nhà máy” sẽ đình trệ, nó cần thời gian để nhà máy được sửa chữa phục hồi. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài.
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa ( Geriatrics ) và di truyền học ( Genetics ) và tiên đoán là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng
8 tác dụng 1. Bài tiết chất độc Chủ động ra mồ hôi có thể gia tăng quá trình lưu thông trao đổi chất trong cơ thể, giúp bài tiết các chất độc tích tụ trong cơ thể như: Axit lactic, ure, amoniac.
5 thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý Tắm nước nóng, dùng xà phòng tắm, uống nước ngay sau khi đánh răng, ngủ hơn 8 giờ một ngày, nằm xuống ngay sau khi ăn... là những thói quen không tốt cho sức khỏe.
BỆNH VIÊM KHỚP THOÁI HOÁ Viêm khớp thoái hoá hay còn gọi là thoái hoá khớp là bệnh của những người tuổi từ 40-60. Đây là bệnh của sụn khớp. Sụn khớp là tổ chức trơn láng và có tính đàn hồi, nó bao quanh đầu xương vị trí nằm trong bao khớp
Cấp cứu 24/24

Liên kết website

Số lượt truy cập
Hôm nay
725
Trong tuần
8353
Trong tháng 24820
  Tất cả
3153356
banner 04 banner

GAI CỘT SỐNG THẮT LƯNG LÀ BIỂU HIỆN BỆNH LÝ GÌ?

 
 
GAI CỘT SỐNG THẮT LƯNG LÀ BIỂU HIỆN BỆNH LÝ GÌ?
 
                                                                                     TS-BS Nguyễn Vĩnh Thống
 
1.      PHẦN MỞ ĐẦU:
Gai cột sống thắt lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau nhức thắt lưng cần phải được xác định rõ bệnh lý chính là thoái hóa của đĩa đệm, còn thoái hóa các đốt sống thắt lưng biểu hiện với các gai xương chỉ là hệ quả. Chính tổn thương thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng.
Bệnh thoái hoá đĩa đệm tiếng Anh là: Degenerative Disc Disease (Viết tắt là DDD)
Nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm được kể do nhiều yếu tố, chủ yếu là đĩa đệm bị rách hoặc bị bào mòn. Thực sự hiếm thấy rách đĩa đệm do nguyên nhân chấn thương, như tai nạn ô tô. Mà hầu hết là do những chấn thương nhỏ liên tục, kéo dài làm tổn thương đĩa đệm tiến triển với thời gian.
Bản thân đĩa đệm không có mạch máu nuôi, do đó khi bị chấn thương nó không thể tự sửa chữa như các tổ chức khác. Các tổn thương nhỏ kéo dài cũng khởi đầu quá trình bào mòn đĩa đệm. Trung bình có hơn 30% người độ tuổi 30-50 bị thoái hóa đĩa đệm mặc dầu chưa có biểu hiện bệnh lý gì. Đối với người lớn hơn 60 tuổi thì hiếm khi không có tổn thương thoái hóa đĩa đệm trên hình MRI cột sống.
 


 
2.      NGUYÊN NHÂN BỆNH THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM:
Đau thắt lưng kết hợp bệnh thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra trong hai bệnh cảnh sau:
   -> Phản ứng viêm: Chất protein xuất phát từ đĩa đệm bị thoái hóa làm kích thích các dây thần kinh xung quanh, có thể làm viêm hai rễ thần kinh nhỏ hai bên đĩa đệm và có khi viêm cả thần kinh lớn của chân là thần kinh toạ và thần kinh đùi.
   ->  Khi vòng xơ của đĩa đệm ( annulus fibrous) bị rách thì đĩa đệm không thể hấp thu hiệu quả các chấn động của cột sống, hậu quả chấn động lan dọc theo đoạn cột sống thắt lưng.
Nhiều chấn động nhỏ, kết hợp với protein gây phản ứng viêm, có thể phát sinh ra đau vùng cột sống thắt lưng.
 

3.      CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Hầu hết bệnh nhân có bệnh lý này đều có trải nghiệm về đau thắt lưng mức độ thấp và liên tục và họ chịu đựng được dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày. Đau thắt lưng có tính chất sau:
·        Đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống háng hay chân.
·        Đau có thể liên tục và kéo dài đến 6 tuần
·        Thường đau nhiều hơn khi ngồi so với khi đứng, đi và nằm. Tuy nhiên khi đứng lâu cũng gây đau nhiều hơn thương tự như khi khiêng vật nặng và khi khom người ra trước.
·        Thường đau sẽ trầm trọng thêm ở vài động tác đặc biệt như khom người ra trước, xoay cột sống và khi nâng vật nặng
·        Khi đĩa đệm bị xẹp thì lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh tủy sống chui qua bị hẹp lại có thể làm chèn ép rễ thần kinh gây tê bì hay yếu liệt phần cơ do rễ thần kinh chi phối, khi đó gọi là bệnh lý rễ thần kinh
 
4.      CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG
   Protein xuất phát từ đĩa đệm gây một số phản ứng viêm, như gây đau ở thắt lưng và lan xuống khớp háng, có khi lan xuống cả mặt sau của đùi và cẳng chân, ngoài ra còn gây co cứng cơ vùng thắt lưng.
   Thoái hóa đĩa đệm còn gây hẹp ống sống và viêm khớp thoái hóa của các đốt sống thắt lưng.
    Môt biểu hiện khác là gây thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
 
5.      CHẨN ĐOÁN BỆNH THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM:
Chẩn đoán dựa vào:
    Bệnh sử: thời gian bị đau thắt lưng, tính chất đau, tư thế nào cũng như khi hoạt động gì thì gây đau.
    Khám lâm sàng hay dấu hiệu thực thể: khám các tư thế vận động cột sống, lực cơ thế nào, điểm ấn gây đau vùng thắt lưng và đau lan toả xuống mông, háng hoặc mặt sau đùi …
    Chụp hình MRI: có thể phát hiện: Xẹp đĩa đệm – Mặt sụn đĩa đệm bị ăn mòn – Đĩa đệm bị khô mất nước – Rách vòng xơ đĩa đệm – đĩa đệm bị căng phòng chèn vào lòng ống tủy
 

   

 
6.      ĐIỀU TRỊ:
Hầu hết thoái hóa đĩa đệm được điều trị thành công bằng phương pháp bảo tồn là dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, tập vật lý trị liệu và tập vận động
Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi điều trị bảo tồn không hiệu quả sau thời gian 6 tháng hoặc khi đau nhức làm hạn chế nhiều hoạt đông hàng ngày.
 
     THAY ĐỔI SINH HOẠT:
Điều trị tiếp tục sau đợt cấp là tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng tổn thương đĩa đệm như không nhấc vật nặng, không chơi môn thể thao đòi hỏi phải xoay người ra sau như đánh golf, bóng rổ, bóng đá.
Ngoài ra còn cần phải học kỹ năng lao động như cách thức khiêng vật nặng, sắp xếp vật dụng nơi làm việc hợp lý, và ngay khi ngủ cũng phải chú ý giữ tư thế ngay ngắn để tránh áp lực trên cột sống thắt lưng.

 
                         
                       
 
 
7.      ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT:
Điều trị phẫu thuật chủ yếu là hàn khớp hay làm dính khớp của 2 đốt sống kế bên. Có thể làm dính một tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng tùy tổn thương của đĩa đệm và độ mất vững của đốt sống. Khi làm dính khớp đốt L5S1 thì ít gây hạn chế vận động cột sống thắt lưng. Khi làm dính 2 tầng thì sẽ hạn chế một phần vận động, khi làm dính 3 tầng thì hạn chế vận động cột sống nhiều và kèm theo các phiền toái khác như làm teo các cơ cạnh cột sống, ảnh hưởng vận động các đốt sống còn lại. Ngoài ra khi làm dính các đốt sống thì áp lực cột sống chuyển sang 2 đốt kế bên (kế bên của các đốt sống được hàn với nhau) làm nguy cơ bệnh lý mới cho các đĩa đệm tương ứng.
Do đó việc phẫu thuật “Thay đĩa đệm nhân tạo” thay cho phẫu thuật “làm dính đốt sống” được đặt ra để tránh các nguy cơ nêu trên. Tuy nhiên qui trình phẫu thuật phức tạp có nhiều biến chứng và còn trong giai đoạn nghiên cứu.
 
8.      KẾT LUẬN:
 Bệnh lý gai cột sống còn gọi là thoái hóa cột sống hay chính xác hơn là bệnh thoái hóa đĩa đệm là bệnh lý mãn tính, thường xảy ra ở người khoảng 50 tuổi trở lên, nhiều trường hợp gây đau nhức và hạn chế vận động làm ảnh hưởng một phần chất lượng cuộc sống. Việc điều trị là không quá phức tạp, trước tiên cần áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, nghĩa là dùng thuốc, tập VLTL, tập vận động trị liệu phù hợp tình trạng bệnh lý. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đĩa đệm cũng như để hạn chế diễn biến bệnh nặng hơn thì chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ năng lao động cũng như các tư thế khi sinh hoạt như khi đứng, ngồi, nằm và cả khi ngủ để đảm bảo cột sống gồm các đốt sống và đĩa đệm luôn ở tư thế chức năng, hạn chế áp lực tác động vào đĩa đệm.
 
Bệnh viện quốc ánh