Khoa Ung Bướu

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ Bệnh ung thư nếu muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất đồng nghĩa với việc bệnh phải được phát hiện sớm – có nghĩa là khi nó vẫn còn nhỏ - nhưvậy sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tùy vào vị trí, kích thước, cũng như mức độ lan rộng (ung thư di căn) của nó đến các cơ quan khác của cơ thể như thế nào. Nhưng cũng có đôi khi ung thư âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó đã phát triển lớn. Nhưung thư tụy thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi phát triển lớn, xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc dây thần kinh gây đau bụng, đau lưng và khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn trễ. Ung thư cũng có thể gây ra những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân đó là do các tế bào ung thư sử dụng phần lớn nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể. Các tế bào ung thư có thể phóng thích chất giống hormone gây tăng canxi máu ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy yếu, chóng mặt. Ngoài ra các tế bào ung thư cũng có thể tiết ra những chất tạo ra cục máu đông gây nghẽn tắc mạch.
TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam và nữ. Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi đối với nam giới đang giảm, nhưng tỷ lệ ở phụ nữ vẫn tiếp tục tăng. Đáng lo ngại hơn nữa là sự gia tăng về tỷ lệ mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ(NSCLC) ở những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tối thiểu (ví dụ: <15 gói/ năm).
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP - Bướu lành: khi tế bào phát triển quá mức bình thường nhưng vẫn còn trong giới hạn, kiểm soát được. - Bướu ác (ung thư): khi tế bào phát triển quá mức bình thường, không còn kiểm soát được, nó sẽ phát triển xâm lấn tại chỗ, tại vùng và có thể đi xa nơi xuất phát (di căn).
SƠ LƯỢC VỀ KHOA UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC ÁNH Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh với đội ngũ Y Bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo người bệnh được khám, tư vấn, theo dõi và chăm sóc sức khỏe được tốt nhất. Đặc biệt: Trong quý I năm 2022, Khoa Ung Bướu – BVĐK Quốc Ánh tiếp nhận khám và điều trị cho mọi đối tượng thu phí và Bảo hiểm y tế. Khoa Ung Bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh Liên hệ tư vấn qua điện thoại:(028) 5407 3878 – (028) 5407 3879 – 0937545400 Gmail:benhvienquocanh@gmail.com Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh hân hạnh đón tiếp Quý khách hàng/người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh– “Nổ lực vì sức khỏe và niềm tin cộng đồng”.
Tác nhân gây bệnh, biểu hiện và cách phòng chống bệnh cúm mùa Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh có dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em từ thứ 2 đến chủ nhật. Nếu anh chị nào có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0934.440.507 (cô Lam) để được tư vấn và tiêm chủng. Hân hạnh được phục vụ quý khách. Địa chỉ: 104-110 Đường 54, KDC Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Email: benhvienquocanh@gmail.com Số điện thoại: 028.54073878 – 515
Học Bí Quyết Để Có Sức Khỏe Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây. Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian chưa bằng thời gian coi vài quảng cáo truyền hình. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.
6 điều người cao tuổi nên tránh Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
6 hiểm họa đe dọa sức khỏe từ nhà bếp Gần đây, các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện ra rằng, loại khuẩn trùng Campylobacter không chỉ sống trên bề mặt của các loại thịt đỏ mà còn nằm sâu trong gan động vật. Campylobacter bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, song nếu gan chưa được nấu chín kỹ thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh.
Sanh không đau Người ta thường ví “đau như đau đẻ”, vì thế sanh không đau là niềm mơ ước của tất cả các sản phụ ở khắp nơi trên thế giới kể cả Việt Nam. Để thực hiện niềm mơ ước của các sản phụ, Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Ánh đã có 1 đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và triển khai phương pháp kỹ thuật mới như kỹ thuật giúp sanh không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng (NMC). Phương pháp này giúp sản phụ giảm đau trong quá trình chuyển dạ.
Bệnh loãng xương Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương. Chính vì xảy ra từ từ nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh thông thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Phòng và ngăn ngừa chứng đau lưng Ai trong chúng ta cũng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, bệnh này tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới chất lượng cuộc sống. Những người có nguy cơ cao bị đau lưng là những người làm việc văn phòng, di chuyển bằng xe hơi, máy bay, những người phải làm công việc nặng nhọc như bê vác...
Thực đơn cho người già Ở người cao tuổi, hàm răng dễ bị hư hỏng, lung lay nên cơ nhai yếu ảnh hưởng đến việc cắn, nhai thức ăn. Hơn nữa, khi đã lớn tuổi thì trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu; dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa giảm cả về số lượng và chất lượng...
Ung thư vú Ung thư vú là khi những tế bào ống (duct) hay những tế bào nang (lobule) của vú phát triển bất thường thành tế bào ung thư. Nếu không chữa trị sớm, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng trong vú, đi vào các mạch máu hay mạch bạch huyết, chạy tới các hạch, và có thể di căn đến các bộ phận khác, gây ra đau đớn và cuối cùng dẫn đến tử vong.
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh gan do vi-rút viêm gan B gây ra. Vi-rút viêm gan B lây lan từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Vi-rút viêm gan B cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh. Các đường lây truyền thông thường khác bao gồm:
Bệnh đái tháo đường Typ 2 Bệnh ĐTĐ là bệnh lý xảy ra do hậu quả việc rối loạn sản xuất và cung cấp insulin cho cơ thể (IDF). Bệnh đái tháo đường týp 2là bệnhrối loạn chuyển hóa có đặc điểm rối loạn bất thường đa cơ quan đích bao gồm tế bào bê-ta tụy, cơ vân, mô mỡ và gan (tăng đường huyết, kháng insulin và suy tương đối tiết insulin).
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường týp 2 Mục tiêu của dinh dưỡng liệu pháp là gi? Hổ trợ kiểm soát chuyển hóa trong cơ thể Giảm yếu tố nguy cơ gây biến chứng trên người bệnh ĐTĐT2
Đột Quỵ Đột quỵ là thủ phạm gây tử vong cao và gây ra tàn phế nghiêm trọng, lâu dài. Những người còn sống sót sau đột quỵ thì sẽ bị tàn phế cả về tinh thần và thể xác. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về đột quỵ và cách ngăn ngừa.
Lợi ích của chỉ tơ nha khoa Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗi khi ăn. Nếu đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách, mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nướu. Đây là lý do tại sao ta phải chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày.
10 thói quen xấu  có nguy cơ cướp đi tính mạng Theo kết quả điều tra người trưởng thành của một cơ quan quản lý về sức khỏe, 10 thói quen nhỏ dưới đây gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe chúng ta.
VIÊM GAN SIÊU VI C 1. Nguyên nhân Bệnh do siêu vi viêm gan C (HBV = Hepatitis C virus) gây ra, mới được phát hiện từ năm 1989, trước kia người ta cho là virus non A non B. Loại virus này nhiễm vào tế bào gan, gây viêm gan.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH GAN 1. Dinh dưỡng có vai trò gì trong bệnh gan ? Gan được xem như là một nhà máy chế biến thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi có bất kỳ một bệnh lý nào ở gan thì việc hoạt động của “nhà máy” sẽ đình trệ, nó cần thời gian để nhà máy được sửa chữa phục hồi. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài.
10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa ( Geriatrics ) và di truyền học ( Genetics ) và tiên đoán là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng
8 tác dụng 1. Bài tiết chất độc Chủ động ra mồ hôi có thể gia tăng quá trình lưu thông trao đổi chất trong cơ thể, giúp bài tiết các chất độc tích tụ trong cơ thể như: Axit lactic, ure, amoniac.
5 thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý Tắm nước nóng, dùng xà phòng tắm, uống nước ngay sau khi đánh răng, ngủ hơn 8 giờ một ngày, nằm xuống ngay sau khi ăn... là những thói quen không tốt cho sức khỏe.
BỆNH VIÊM KHỚP THOÁI HOÁ Viêm khớp thoái hoá hay còn gọi là thoái hoá khớp là bệnh của những người tuổi từ 40-60. Đây là bệnh của sụn khớp. Sụn khớp là tổ chức trơn láng và có tính đàn hồi, nó bao quanh đầu xương vị trí nằm trong bao khớp
Cấp cứu 24/24

Liên kết website

Số lượt truy cập
Hôm nay
312
Trong tuần
2738
Trong tháng 28669
  Tất cả
3157205
banner 04 banner

Chăm sóc và phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, lây lan. Cần chủ động phòng bệnh và chăm sóc người bệnh đúng cách nhất là ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để tránh bệnh diễn tiến nặng. Lưu ý phòng bệnh bằng việc tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh theo mùa đã có vắc xin như: Cúm, Sởi, Phế cầu…

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tháng 11 là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những đợt gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô. Đây là điều kiện thuận lợi để vi rút gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cảm, Cúm, Adenovirus, viêm mũi dị ứng, Sởi, COVID-19... phát triển, lây lan gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính...
Bệnh cúm
Các đợt bùng phát dịch bệnh theo mùa do cả vi rút cúm A và B gây ra. Hầu hết các đợt bùng phát dịch cúm theo mùa hiện nay là do cúm A (H3N2) gây ra. Các vi rút cúm B có thể gây bệnh nhẹ hơn nhưng thường gây ra các đợt bùng phát dịch với bệnh lý ở mức độ vừa. Sự lan truyền qua đường không khí là cơ chế quan trọng nhất trong việc gây thành dịch. Các vi rút cúm có thể lây lan theo các dịch tiết hô hấp do người bệnh phát tán ra không khí khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện. Vi rút sẽ xâm nhập vào đường hô hấp khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng bị nhiễm vi rút qua bàn tay chưa rửa sạch.
Thời kỳ ủ bệnh đối với cúm từ 1 đến 4 ngày với thời gian trung bình khoảng 48 giờ. Trong những trường hợp nhẹ, nhiều triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường (ví dụ: đau họng, chảy nước mũi); viêm kết mạc nhẹ cũng có thể xảy ra.
Cúm điển hình ở người lớn được đặc trưng bởi khởi phát đột ngột ớn lạnh, sốt, ho và đau nhức toàn thân (đặc biệt là ở lưng và chân). Nhức đầu là triệu chứng nổi bật, thường bị sợ ánh sáng và đau nhức sau mắt. Các triệu chứng hô hấp ban đầu có thể nhẹ, với họng khô và đau, nóng rát dưới xương ức, ho khan và đôi khi là sổ mũi. Sau đó, bệnh ở đường hô hấp dưới trở nên nổi bật; ho có thể dai dẳng, dữ dội và có đờm.
Ngoài ra, cúm có thể có các triệu chứng đường tiêu hóa. Trẻ em có thể bị buồn nôn nhiều, nôn, hoặc đau bụng và trẻ sơ sinh có thể có hội chứng giống như nhiễm khuẩn huyết. Sau 2 đến 3 ngày, các triệu chứng cấp tính sẽ giảm nhanh, mặc dù sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ho, đổ mồ hôi và mệt mỏi có thể kéo dài trong vài ngày đôi khi vài tuần.                            
Viêm nhiễm đường hô hấp
Nhiễm trùng do vi rút thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên hoặc dưới. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể được phân loại theo vi rút gây bệnh (ví dụ: cúm) và cũng được phân loại theo hội chứng của bệnh (ví dụ: cảm lạnh thông thường, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi). Mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm đường hô hấp rất khác nhau. Bệnh nặng có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và trẻ sơ sinh.
Bệnh do Adenovirus
Nhóm Adenovirus thường lây nhiễm qua không khí giống như vi rút cúm. Nhiễm Adenovirus còn có thể từ nước (ví dụ: mắc phải trong khi bơi ở hồ hoặc ở bể bơi không có đủ Clo).
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xảy ra ở trẻ em với dấu hiệu sốt và các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên: viêm họng, viêm tai giữa, ho và viêm amidan xuất tiết có hạch cổ. Adenovirus típ 3 và 7 gây ra một hội chứng riêng biệt của viêm kết mạc, viêm họng và sốt (sốt kèm theo viêm kết mạc - viêm họng - hạch). Hội chứng Adenovirus hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm nặng viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
Bệnh hen phế quản
Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa lây nhiễm vi rút vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại vi rút bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào những tháng cuối năm vì hai nguyên nhân chính: (1) nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông; (2) Trẻ em trở lại trường học làm tăng khả năng lây nhiễm vi rút
Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như vi rút, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời...đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.
Bệnh Sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút Sởi gây ra và là một trong các loại bệnh thường gặp vào thời điểm mùa thu. Bệnh Sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất sẽ khiến bệnh kéo dài; còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh làm tăng tỷ lệ viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa
Bệnh do nhiễm trùng gây ra, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là sốt. Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, cần đưa trẻ đi khám để xác định xem hiện tượng nóng sốt ở trẻ là do loại bệnh lý nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi trẻ chảy nhiều nước mũi hay bị ngạt mũi, cha mẹ có thể lấy khăn giấy để làm thông thoáng mũi cho bé. Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi. Lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi, không được dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Cuối cùng lấy tăm bông sạch để làm khô mũi cho trẻ. Khi làm bằng phương pháp này, nên lưu ý thực hiện trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa giúp tránh cho bé bị nôn trớ khi ăn uống. Nên bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ hoặc đặt bé nằm cao đầu. Mặc dù nước muối sinh lý mang lại hiệu quả tốt, giúp mũi bé thông thoáng nhưng không nên lạm dùng nước muối sinh lý quá nhiều, dễ gây teo niêm mạc mũi.
Khi trẻ bị sốt từ 37 - 38.5 độ C, để hạ sốt nên cho trẻ nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời cho bé uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể cho bé để theo dõi xem trẻ giảm sốt hay nhiệt càng tăng.
Các biện pháp phòng bệnh lúc chuyển mùa cuối năm
Để tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên và bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa, cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như:
1. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, Tuân thủ lịch tiêm nhắc cho trẻ, đặc biệt các loại vắc xin có liên quan đến bệnh theo mùa như: Cúm, Phế cầu, Sởi…
2. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.
3. Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát. Vệ sinh nhà cửa, các đồ vật thông dụng mà mọi người hay tiếp xúc
4. Hạn chế đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh
5. Ở nhà khi bị bệnh, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.
6. Đảm bảo giữ ấm cơ thể trong những đợt thời tiết chuyển mùa: ttắm nước ấm, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo ấm. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà và giữ ấm khi trẻ ngủ.
7. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước lọc có thể uống sinh tố, nước ép hoa quả, sữa, ăn trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa vào cuối năm là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với từng người. Bằng các biện pháp hiệu quả sẽ phòng tránh các bệnh và dịch có thể xảy ra và nhất là các bệnh đường hô hấp trong đó có COVID-19.
Nguồn: HCDC (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh)
Bệnh viện Đa khoa Quốc Ánh
Số 104-110 đường số 54, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài: (028) 5407 3878 - (028) 5407 3879
Hotline: 0937 545 400
Mail: benhvienquocanh@gmail.com
Website: www.benhvienquocanh.com.vn

Bệnh viện quốc ánh